Cách lợp mái nhà bằng rơm đơn giản nhất

Nhà mái là là một kiểu kiến trúc rất độc đáo ở một số nước Á Đông. Ngày nay, tuy chúng không còn quá phổ biến trong việc xây nhà ở, song mái nhà rơm vẫn được ứng dụng rộng rãi trong trang trí các kiểu kiến trúc đặc biệt, các công trình thẩm mỹ, giải trí hoặc các quán ăn. Kiểu thi công của nhà mái lá trông đơn giản nhưng thực chất rất tỉ mỉ và nghiêm cẩn. Rơm nhân tạo Minh Dương sẽ hướng dẫn các  bạn cách lợp mái rơm trong bài viết sau

Cách lợp mái rơm theo kiểu truyền thống 

1. Tìm nhân công

Không phải thợ xây nào cũng có thể lợp nhà bằng rơm. Đa phần hiện nay người ta chỉ biết xây nhà bằng gạch, tôn, xi măng vì nhà rơm không còn phổ biến nữa. Tuy nhiên với những đơn vị thi công chuyên nghiệp từng thực hiện các công trình cho những quán xá, những khu công viên giải trí hay các công trình công cộng, thì họ sẽ có khả năng đảm đương việc này.

Cách lợp mái nhà bằng rơm không quá khó, chỉ yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn. Bạn hãy tìm ở các đơn vị chuyên về kiến trúc để được họ tư vấn toàn diện.

2. Chọn mua rơm đã qua xử lý

Rơm trước khi lợp được phơi khô tuy nhiên cũng không quá khô. Sau đó, người ta dùng dây để buộc rơm thành từng tép dính liền nhau rồi gắn chúng vào 1 khung cây cố định. Hằng ngày phải chú ý bảo quản để rơm không bị mối mọt hay ẩm mốc. Bạn hãy chọn mua rơm ở nhữg nơi uy tín và kiểm tra xem rơm có bị ẩm mốc hay không.

Chọn rơm nhân tạo

Chọn rơm nhân tạo

Tuy nhiên, có một lựa chọn khác là bạn có thể sử dụng rơm nhân tạo thì sẽ không phải lo lắng. Bởi rơm nhựa nhân tạo không bao giờ bị mối mọt hay mốc meo. Nó chống chịu rất bền và có tuổi thọ lâu dài có thể lên đến 50 năm. Nếu quyết định sử dụng loại rơm nhân tạo này, bạn chỉ cần tìm trên mạng internet các đơn vị cung cấp và đến xem. Nên chọn loại rơm chống cháy cho an toàn.

3. Dựng nhà và làm khung mái nhà

Lớp mái thứ nhất (giống phần la phông trong nhà xây) là những cây tre già ngâm nước hơn 1 năm để khỏi mối mọt, chẻ trải rồi ép phẳng thành tấm, bên trên đắp đất bùn trộn nhuyễn với rơm. Sau đó người ta lợp rơm lên.

Lớp mái thứ 2 được chống cao phần đỉnh với độ dốc lớn để đến mùa mưa thóat nước nhanh. Mái tranh của loại nhà này dày đến 20, 30cm. Cách lợp mái rơm theo kiểu này dành cho các chủ nhân muốn làm một khu riêng biệt bằng rơm để tạo khung cảnh đẹp cho khuôn viên nhà mình hoặc cho các hộ dân ở vùng quê lợp nhà ở.

Tham khảo thêm: cách làm mái nhà bằng rơm nhân tạo độc đáo

khung mái rơm nhân tạo

khung mái rơm nhân tạo

Đối với tường của nhà rơm, người ta sử dụng đất sét hoặc đất ruộng để bết lại làm tường. Nhưng đó là lối xây nhà thời cách đây tầm 20 năm trở lên. Bây giờ nhà rơm đa phần được làm để tạo nét độc đáo, để tạo cảnh quan hoặc để trang trí chứ không hẳn là thuần để sinh sống như trước. Nhà rơm hiện nay có thể chỉ có mái bằng rơm nhưng tường bằng gạch hoặc tre nứa. Khung nhà có thể là tre, gỗ hoặc kim loại. Hoặc với các quán xá, nơi giải trí, đôi khi nó chỉ là một cái chòi, một mái che với một cây cột sắt chống đỡ.

Như đã nói ở trên, bạn có thể dùng rơm nhân tạo để lợp nhà để tiết kiệm thời gian. Cách lợp mái nhà bằng rơm nhân tạo cũng giống với lợp rơm thông thường chứ không có nhiều khác biệt.

Chúng tôi hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thể yên tâm nếu như đang có ý định xây dựng cho mình một quán ăn, một ngôi nhà hay thi công một khu vui chơi. Lợp mái bằng rơm tuy rằng đã là một nét văn hóa xưa nhưng nó cũng được ứng dụng cho tới ngày nay vì nó mang tình cảm của người Việt Nam, những điều không thể bị lãng quên.

Đối Tác Của Chúng Tôi: Minh Dương Group  , Vật Liệu Nhà Xanh , Mái Lá Nhân Tạo Việt Nam

Share this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


0876.688.678